Nhà thơ Lê Đạt
tên khai sinh là Đà Công Đạt, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1929, tại bến
Âu Lâu sông Hồng thuộc tỉnh Yên Bái; quê ở xã Á Lữ, Bắc Giang. Ông tham gia
kháng chiến chống Pháp và bắt đầu hoạt động văn học, trở thành hội viên sáng lập
Hội Nhà văn Việt Nam, một trong những trụ cột của phong trào Nhân văn - Giai phẩm, nhà
thơ cách tân hàng đầu của nền thơ Việt Nam hiện đại vào nửa sau của thế kỷ XX.
Sau các tác phẩm nổi tiếng Cha
tôi, Bài thơ trên ghế đá, Ông bình vôi,… do bị
kỷ luật vào tháng 7 năm 1958 vì
tham gia phong trào văn nghệ Nhân
văn Giai phẩm, phải hơn 30 năm sau nhà thơ Lê Đạt mới có điều kiện công
bố trở lại các tác phẩm của mình. Năm 1988, ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam. Đến năm 2007, ông cùng với ba nhà thơ khác của phòng trào Nhân văn Giai phẩm là
Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán được trao Giải thưởng
Nhà nước về Văn học
nghệ thuật.
Lê Đạt là một trong những nhà thơ lớn, tiên phong cách tân và để lại dấu ấn đáng kể trong nền thơ Việt hiện đại.
Ông đột ngột qua đời tại Hà Nội rạng sáng ngày 21 tháng 4 năm 2008.
Ông đột ngột qua đời tại Hà Nội rạng sáng ngày 21 tháng 4 năm 2008.
Tác
phẩm đã xuất bản:
- Bài thơ trên ghế đá (thơ - 1957)
- Cửa biển (thơ - in chung Văn Cao, Trần
Dần, Hoàng Cầm 1958)
- 36 bài thơ tình (in chung Dương Tường
1989)
- Trường ca Bác (thơ 1990)
- Thơ Lê Đạt - Sao Mai (in chung - 1991)
- Bóng chữ (thơ - 1994)
- Hèn đại nhân (truyện
ngắn - 1994)
- Ngó lời (thơ
- 1997)
- Từ
tình Epphen (thơ - 1998)
- Mimoza (thơ
- 2006)
- Truyện cổ
viết lại (truyện ngắn,
in chung Lê Minh Hà - 2006),
- U75 từ tình (thơ
và đoản ngôn - 2007)
- Mi
là người bình thường (truyện ngắn - 2007)
- Lê Đạt
- Đối thoại với đời và thơ (2008)
- Lê Đạt
- Đường chữ (2009)
Giải thưởng văn học:
- Giải thưởng
Nhà nước về Văn học
nghệ thuật năm 2007.
Tin liên quan:
Hình ảnh nhà thơ
Lê Đạt:
Nhà thơ Lê Đạt