Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

NHÀ THƠ LÊ ĐẠT

Nhà thơ Lê Đạt tên khai sinh là Đà Công Đạt, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1929, tại bến Âu Lâu sông Hồng thuộc tỉnh Yên Bái; quê ở xã Á Lữ, Bắc Giang. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp và bắt đầu hoạt động văn học, trở thành hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, một trong những trụ cột của phong trào Nhân văn - Giai phẩm, nhà thơ cách tân hàng đầu của nền thơ Việt Nam hiện đại vào nửa sau của thế kỷ XX.

Sau các tác phẩm nổi tiếng Cha tôiBài thơ trên ghế đáÔng bình vôi,… do bị kỷ luật vào tháng 7 năm 1958 vì tham gia phong trào văn nghệ Nhân văn Giai phẩm, phải hơn 30 năm sau nhà thơ Lê Đạt mới có điều kiện công bố trở lại các tác phẩm của mình. Năm 1988, ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đến năm 2007, ông cùng với ba nhà thơ khác của phòng trào Nhân văn Giai phẩm là Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Lê Đạt là một trong những nhà thơ lớn, tiên phong cách tân và để lại dấu ấn đáng kể trong nền thơ Việt hiện đại.

Ông đột ngột qua đời tại Hà Nội rạng sáng ngày 21 tháng 4 năm 2008.

Tác phẩm đã xuất bản:

- Bài thơ trên ghế đá (thơ - 1957)
Cửa biển (thơ - in chung Văn Cao, Trần Dần, Hoàng Cầm 1958)
36 bài thơ tình (in chung Dương Tường 1989)
Trường ca Bác (thơ 1990)
- Thơ Lê Đạt - Sao Mai (in chung - 1991)
- Bóng chữ (thơ - 1994)
Hèn đại nhân (truyện ngắn - 1994)
Ngó lời (thơ - 1997)
Từ tình Epphen (thơ - 1998)
- Mimoza (thơ - 2006)
- Truyện cổ viết lại (truyện ngắn, in chung Lê Minh Hà - 2006),
U75 từ tình (thơ và đoản ngôn - 2007)
Mi là người bình thường (truyện ngắn - 2007)
Lê Đạt - Đối thoại với đời và thơ (2008)
Lê Đạt - Đường chữ (2009)

Giải thưởng văn học:

- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Tin liên quan:


Hình ảnh nhà thơ Lê Đạt:
Nhà thơ Lê Đạt






Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

NHÀ THƠ PHAN HOÀNG

Nhà thơ Phan Hoàng tuổi Đinh Mùi, sinh ngày 10.10.1967 phía hữu ngạn cuối sông Đà Rằng (hạ nguồn sông Ba) thuộc thành phố Tuy Hoà. Ông lớn lên, học phổ thông cơ sở ở quê nhà xã Hoà Đồng, học phổ thông trung học ở Trường PTTH Lê Hồng Phong thuộc huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên. Từ nửa năm lớp 10 bắt đầu thi vào học lớp năng khiếu chuyên văn đầu tiên của tỉnh Phú Khánh (cũ) ở Trường PTTH Nguyễn Huệ (Tuy Hoà), sau đó là Trường PTTH Lý Tự Trọng (Nha Trang). Đây là khoá năng khiếu khai sinh 2 trường chuyên Lê Quý Đôn (Nha Trang) và Lương Văn Chánh (Tuy Hoà) về sau.

Ông tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ học Trường đại học Tổng hợp TP.HCM, nay là Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Từng làm phóng viên - biên tập viên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, Chủ biên tờ Người Đương Thời (sau đổi tên là Đương Thời).

Nhà thơ Phan Hoàng là Uỷ viên Ban Chấp hành - Trưởng ban Nhà văn trẻ kiêm phụ trách báo chí - truyền thông Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khoá VI (2010-2015), sáng lập và Chủ biên trang nhavantphcm.com.vn; Phó Chủ tịch - Thường trực Hội kiêm Chủ tịch Hội đồng Thơ - Hội Nhà văn TP.HCM khoá VII (2015-2020), Chủ biên website nhavantphcm.vn - nhavantphcm.com.vn của Hội.

Nhà thơ Phan Hoàng còn là Chủ nhiệm Văn phòng miền Nam báo Văn Nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam Từ ngày 01.01.2015.

Ngoài ra, Phan Hoàng còn là giảng viên thỉnh giảng báo chí của một số trường đại học.

Tác phẩm đã xuất bản:

Tượng tình (thơ 1995)
- Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam (3 tập 1997-2000, tái bản 4 lần)
Phỏng vấn Người Sài Gòn (2 tập 1998-1999)
- Phỏng vấn Người Hà Nội (2 tập 1999-2000, tái bản 2 lần)
Dạ, thưa thầy! (2 tập 2000-2002, tái bản 2 lần)
Hộp đen báo bão (thơ 2002)
Chất vấn thói quen (thơ 2012, tái bản 2015)
Bước gió truyền kỳ (trường ca 2016)
Sài Gòn đất lành chim đậu (ký sự nhân vật tập I-2016, tái bản lần 1 năm 2016, lần 2 năm 2019)
- Sài Gòn đất lành chim đậu (ký sự nhân vật tập II-2018, tái bản lần 1 năm 2019)
Sài Gòn đất thiêng khí tụ (ký sự nhân vật 2017, tái bản lần 1 năm 2018)
Sài Gòn ngọt từ da thịt ngọt ra (tản văn 2018)

Giải thưởng:

- Giải nhì thơ sinh viên - học sinh Thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 với bài Áo trắng trong mơ.
- Giải nhất bút ký báo Khoa Học & Đời Sống năm 1998 với bài Khi nhà thơ làm kinh tế.
- Tặng thưởng báo Văn Nghệ năm 2000
- Giải thưởng thơ tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 2003-2004 với bài Bước gió truyền kỳ.
- Giải ba cuộc thi thơ nhạc Đây biển Việt Nam với hai bài thơ Mặt trời trong ngôi nhà đầy sóng đầy gió, Gió hợp hôn đất nước, do Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và báo VietNamNet tổ chức năm 2011-2012.
- Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM năm 2012 với tập thơ Chất vấn thói quen.
- Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012 cho tập thơ Chất vấn thói quen.
- Giải thưởng VHNT TP.HCM 5 năm lần thứ II (2012-2017) cho trường ca Bước gió truyền kỳ.

Tin liên quan:

Hình ảnh nhà thơ Phan Hoàng:
Nhà thơ Phan Hoàng ở Moskva - Nga
Nhà thơ Phan Hoàng ở Trường Sa
Nhà thơ Phan Hoàng với bạn thơ Ấn Độ
Nhà thơ Phan Hoàng và nhà văn Ngô Phan Lưu ở Tuy Hoà 4-2017




Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tuổi Đinh Dậu, sinh ngày 13 tháng 02 năm 1957 tại làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội; hiện sống tại thành phố Hà Đông. Tốt nghiệp đại học ở Cuba.

Ông từng làm việc tại tuần báo Văn Nghệ, Tuần Việt Nam (tuanvietnam.vn thuộc báo điện tử Vietnamnet.vn), Uỷ viên Hội đồng thơ và hiện đang là Phó Chủ tịch Hội, Trưởng ban Sáng tác, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật văn học Hội Nhà văn Việt Nam khoá VII - IX, Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi và Mỹ La Tinh.

Từ ngày 10.5.2017, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều còn được bổ nhiệm làm Giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn.

Bắt đầu viết văn từ năm 1983, Nguyễn Quang Thiều là cây bút đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Ông nhanh chóng nổi lên như một nhà thơ trẻ cách tân hàng đầu thế hệ mình. Bên cạnh thơ, Nguyễn Quang Thiều cũng ghi dấu ấn về văn xuôi, tiểu luận, dịch thuật và góp phần quan trọng quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới.

Tác phẩm đã xuất bản:

Thơ:

1. Ngôi nhà tuổi 17, 1990
2. Sự mất ngủ của lửa, 1992, tái bản 2016
3. Những người đàn bà ghánh nước sông, 1995
4. Những người lính của làng, 1996
5. Thơ Nguyễn Quang Thiều, 1996
6. Nhịp điệu châu thổ mới, 1997
7. Bài ca những con chim đêm, 1999
8. Thơ tuyển cho thiếu nhi, 2004
9. Cây ánh sang, 2009
10. Châu thổ, 2010

Văn xuôi:

1. Vòng nguyệt quế cô đơn, 1991
2. Cỏ hoang, tiểu thuyết, 1992
3. Tiếng gọi tình yêu, 1993
4. Kẻ ám sát cánh đồng, 1995
5. Người đàn bà tóc trắng, truyện ngắn, 1996
6. Đứa con của hai dòng họ, truyện ngắn, 1997
7. Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, 1998
8. Người cha, truyện thiếu nhi, 1998
9. Bí mật hồ cá thần, truyện thiếu nhi, 1998
10. Con quỷ gỗ, truyện thiếu nhi, 2000
11. Ngọn núi bà già mù, truyện thiếu nhi, 2001
12. Người nhìn thấy trăng thật, truyện ngắn, 2003
13. Người, chân dung văn học, 2008
14. Ba người, chân dung văn học (in chung), 2009
15. Có một kẻ rời bỏ thành phố, tiểu luận, 2010
16. Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng, tạp văn, 2016
17. Mùi ký ức, tuỳ bút, 2017

Sách dịch:

1. Khoảng thời gian không ngủ, thơ Mỹ, 1997
2. Chó hoàng Đingô, truyện ngắn Australia, 1995
3. Năm nhà thơ hiện đại Hàn Quốc, 2002

Ngoài ra, Nguyễn Quang Thiều còn viết kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh và và hơn 500 bài báo, bút ký, ghi chép, tiểu luận… với các bút danh như Trực Ngôn, Vương Thảo, Hạnh Nguyên, Hoàng Lê…

Thơ và truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được in thành sách và được giới thiệu trên các tạp chí và báo ở các nước như Mỹ, Pháp, Nga, Úc, Ireland, Nhật, Hàn Quốc, Venezuela, Colombia, Na Uy, Thuỵ Điển, Malaysia, Thái Lan…

Giải thưởng văn học:

- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa.
- Giải thưởng Final cho tập thơ The Women Carry River Water của The National Literary Translators Association of America năm 1998.

Quan niệm văn học:

- Tôi viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Nhưng thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới.

- Điều quan trọng nhất của thơ là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là thiếu trí tưởng tượng.

- Hãy sống, hãy mơ ước và sáng tạo không ngưng nghỉ trong im lặng nếu không có lý do để than thở. Khi nhà văn sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó.

Nguồn: NVTPHCM

Tin liên quan:


Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:
Hai nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và Phan Hoàng





Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

NHÀ THƠ TRẦN LÊ SƠN Ý

Nhà thơ Trần Lê Sơn Ý sinh năm 1976 ở Bình Định, tốt nghiệp chuyên ngành báo chí Khoa Ngữ văn - Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện chị sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Lê Sơn Ý làm thơ, viết văn, làm báo. Đối với thi ca, Trần Lê Sơn Ý là cây bút trẻ tài năng sớm có chỗ đứng riêng biệt trong thế hệ xuất hiện đầu những năm 2000 với một bút pháp độc đáo, nội lực thơ có chiều sâu tri thức và ngôn ngữ thơ mới lạ.

Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014.

Tác phẩm đã xuất bản:

Cơn ngạt thở tình cờ (tập thơ - 2007)
- Sao con hỏi mà con kiến không trả lời? (nhật ký - 2018)
- Yêu thương là tự do (tản văn - 2018)

Giải thưởng văn học:

- Giải thưởng Lá Trầu 2007 cho tập thơ Cơn ngạt thở tình cờ.
- Tặng thưởng Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh 2008 cho tập thơ Cơn ngạt thở tình cờ.

Theo NVTPHCM

Tin liên quan:


Hình ảnh nhà thơ Trần Lê Sơn Ý:






Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

NHÀ THƠ VĂN LÊ

Nhà thơ Văn Lê tên thật là Lê Chí Thuỵ, sinh ngày 02.3.1949, quê ở Gia Thanh, Gia Viễn, Ninh Bình. Ông nhập ngũ 1966, vào chiến trường B2 năm 1967, về tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng năm 1974. Sau 1975, ông công tác ở tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng rồi tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1977, ông tái ngũ chiến đấu ở Mặt trận 479, Campuchia, đến năm 1982 về công tác tại Hãng phim Giải Phóng cho tới năm 2010 nghỉ hưu.

Văn Lê là con người đa năng, xuất thân nhà thơ dần ông chuyển sang viết văn, viết kịch bản và đạo diễn phim, đạt nhiều thành tựu. Ông đã xuất bản 3 tập thơ, 2 trường ca, 5 tập truyện, 12 tiểu thuyết và được phong Nghệ sĩ ưu tú của ngành điện ảnh.

Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam; Uỷ viên Ban Chấp hành, Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ - Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh khoá IV, Uỷ viên Hội đồng Thơ khoá V, VI.

Tác phẩm đã xuất bản:

- Một miền đất, những con người (tập thơ, 1976)
- Những ngày không yên tĩnh (truyện, ký 1978)
- Chuyện một người du kích (truyện, 1980)
- Bão đen (truyện, 1980)
- Đồng chí Đại tá của tôi (truyện, 1981)
- Người gặp trên tàu (tiểu thuyết, 1982)
- Khoảng thời gian tôi biết (tập thơ, 1983)
- Ngôi chùa ở Pratthana (tiểu thuyết, 1985)
- Khoảng rừng có những ngôi sao (tiểu thuyết, 1985)
- Hai người còn lại trong rừng (tiểu thuyết, 1989)
- Tình yêu cả cuộc đời (tiểu thuyết, 1989)
- Khi tòa chưa tuyên án (tiểu thuyết, 1989)
- Tiếng rơi của hạt sương khuya (tiểu thuyết, 1993)
- Phải lòng (tập thơ, 1994)
- Nếu anh còn được sống (tiểu thuyết, in lần 1 năm 1994, lần 2: 2002; xuất bản tại Hàn Quốc năm 2003)
- Chim Hồng nhạn bay về (tập truyện ngắn, 1996)
- Những cánh đồng dưới lửa (trường ca, 1997)
- Đồng dao thời chiến tranh (tiểu thuyết, 1999)
- Cao hơn bầu trời (tiểu thuyết, 2004)
- Những câu chuyện làng quê (văn, 2005)
- Câu chuyện của người lính binh nhì (trường ca, 2006)
- Mùa hè giá buốt (tiểu thuyết, in lần 1: 2009, lần 2: 2012)
- Mỹ nhân (tiểu thuyết, 2013)
Vé trở về (tập thơ, 2013)
Thần thuyết của Người Chim (tiểu thuyết, 2014)
Phượng hoàng (tiểu thuyết, 2014)

Giải thưởng văn học:

- Giải A cuộc thi thơ của tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam (1975-1976).
- Giải B thơ tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1984.
- Giải A thơ về đề tài Chiến tranh Cách mạng, Hội Nhà văn Việt Nam 1994, với tập thơ Phải lòng.
- Tặng thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1994, với tiểu thuyết Nếu anh còn được sống.
- Tập trường ca Những cánh đồng dưới lửa nhận Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1999; Giải thưởng Văn học quốc tế Me Kong 2006.
- Tiểu thuyết Mùa hè giá buốt, giải B (Không có giải A) về Văn học chiến tranh, Bộ Quốc phòng (2004 - 2009). Giải nhất Giải thưởng văn học nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh 5 năm (2006-2011)
- Tiểu thuyết Phượng hoàng nhận giải A về văn học chiến tranh của Bộ Quốc phòng 5 năm (2009-2014).

Đồng thời, trong lĩnh vực điện ảnh, Văn Lê đã nhận các giải thưởng: 03 lần đạt giải thưởng kịch bản phim Tài liệu xuất sắc nhất, 01 giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất, 01 giải Bông Sen Vàng, 05 Bông Sen Bạc, 02 Cánh Diều Vàng. 01 giải Galaxy của truyền hình Nhật Bản và nhiều giải thưởng cao về phim tài liệu của Hội Điện ảnh Việt Nam.

Ông là tác giả kịch bản phim truyện Long Thành cầm giả ca, Giải nhất về kịch bản của Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Bộ phim được nhận giải nhất Cánh Diều Vàng của Hội Điện ảnh năm 2012.

Quan niệm văn học:

- Nếu chỉ được chọn 1 trong 3 - thơ, văn xuôi và điện ảnh thì tôi chọn thơ. Cho dù làm thơ rất khó, càng ngày càng khó, càng lớn tuổi càng khó. Chỉ khi thật sự xúc động tôi mới có thể làm thơ.
- Khó nhất của người làm thơ là sự chai lì cảm xúc, đánh mất cảm xúc. Dù là thơ chính luận thì cũng cần phải có cảm xúc. Tất cả mọi sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là thơ, nếu đánh mất cảm xúc thì đều thất bại.

Theo NVTPHCM

Tin liên quan:



Hình ảnh nhà thơ Văn Lê:



BÀI MỚI ĐĂNG

NGUYỄN PHAN QUẾ MAI - HÃY NÓI VỀ CUỘC ĐỜI

Xe vút đi trên những con đường cao tốc, còn tôi thì ngồi đó, lặng người trong giai điệu trầm bổng của Khúc Thụy Du. Mùa hạ California nở bun...